Hướng dẫn bảo dưỡng rack kệ trong kho chi tiết

Hệ rack kệ sau một thời gian hoạt động thường bị khô, hư hỏng. Nếu chúng không được kiểm tra, bảo dưỡng rất có thể xảy ra sập kệ trong nhà kho. Bảo dưỡng rack kệ không khó nhưng cũng có những quy tắc riêng. Cùng tham khảo hướng dẫn bảo dưỡng rack kệ trong kho chi tiết qua bài viết sau.

Tại sao phải bảo dưỡng rack kệ trong kho?

bao-duong-rack-ke-trong-kho-1
Tại sao phải bảo dưỡng rack kệ trong kho

Hệ kệ là nơi sắp xếp hàng hóa. Trong quá trình vận chuyển hàng hóa, có thể xảy ra va chạm giữa hàng hóa, xe nâng dỡ hàng với kệ. Những va chạm này lâu dần sẽ gây ảnh hưởng đến hệ kệ. Chúng làm kệ bị lõm, nứt và yếu đi. Hệ kệ rack được làm từ kim loại. Sau một thời gian sử dụng, chúng tiếp xúc với không khí có thể bị ăn mòn.

Những tác nhân kể trên đều khiến cho hệ kệ yếu đi. Hằng năm, không hiếm các vụ sập kệ rack nhà kho xảy ra. Có nhiều nguyên nhân gây sập kệ rack, một trong số đó là do chúng không được bảo dưỡng, kiểm tra. Do đó, bảo dưỡng rack kệ trong kho là việc nên làm, cần làm đối với bất cứ kho chứa hàng nào.

Bảo dưỡng rack kệ giúp người trông giữ kho phát hiện kịp thời. Từ đó tìm ra giải pháp khắc phục, tránh những hậu quả nghiêm trọng.

Xem thêm: Bảng giá dịch vụ cho thuê kho bãi

Quy trình bảo dưỡng rack kệ trong kho

bao-duong-rack-ke-trong-kho-2
Quy trình bảo dưỡng rack kệ trong kho

Bảo dưỡng rack kệ theo quy trình giúp bạn dễ dàng kiểm soát hệ kệ, đồng thời đưa ra lịch trình làm việc cụ thể. Bạn đã có quy trình bảo dưỡng rack kệ cho mình chưa? Nếu chưa, hãy tham khảo quy trình bảo dưỡng rack kệ trong kho dưới đây:

Bước 1: Lịch kiểm tra

Để có kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng hợp lý, trước hết người trông giữ kho phải tiến hành kiểm tra để xác định dấu hiệu bất thường của rack kệ. Có 4 lịch kiểm tra như sau:

  • Kiểm tra hàng ngày: lịch kiểm tra này sẽ do nhân viên kho đảm nhiệm. Nhân viên kho là người làm việc hằng ngày tại kho. Qua quá trình làm việc, nhân viên kho có thể kết hợp để kiểm tra rack kệ. Tất cả những bất thường như vết rạn, bulong lỏng, kệ méo,.. đều được ghi lại

  • Kiểm tra hàng tuần: lịch kiểm tra  hằng tuần sẽ do giám sát kho thực hiện. Quá trình kiểm tra theo lịch tuần sẽ được thực hiện kỹ lưỡng hơn. Giám sát kho sẽ kiểm tra bất thường ghi lại trong lịch kiểm tra hằng hàng và những vị trí quan trọng khác.

  • Kiểm tra hàng tháng: lịch kiểm tra hàng tháng cũng sẽ do giám sát kho đảm nhận. Kiểm tra hàng tháng sẽ kiểm tra khả năng làm việc của hệ kệ về vị trí, độ sạch sẽ.

  • Kiểm tra hàng năm: lịch kiểm tra hàng năm sẽ do chuyên gia trong lĩnh vực bảo dưỡng thực hiện. Họ là những người có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực này nên có khả năng phát hiện những dấu hiệu bất ổn của hệ kệ chính xác hơn.

Bước 2: Xác định cấp độ bảo dưỡng

Sau quá trình kiểm tra, bạn ghi lại những vị trí cần bảo dưỡng và phân cấp bảo dưỡng. Căn cứ vào tiêu chuẩn bảo dưỡng quốc tế, phân cấp bảo dưỡng sẽ phụ thuộc vào 3 yếu tố:

  • Mức độ quá tải: độ võng tối đa cho hệ kệ rack là d = L/200 trong đó L là chiều dài kệ, d là độ võng tối đa. Ví dụ L = 2.7m thì d <= 13.5 mm

  • Mức độ an toàn của chốt: chốt đảm bảo chắc chắn, các đường ren không bị mòn

  • Mức độ hỏng của giá đỡ và khung lưới: độ sâu thẳng đứng tối đa cho phép 3mm, đường chéo tối đa là 10mm, mặt thẳng đứng tối đa là 5mm.

Hiện nay, có 3 cấp độ bảo dưỡng như sau:

  • Cấp độ 1: các hư hỏng phát hiện trong quá trình kiểm tra ít hơn so với các yếu tố kể trên.

  • Cấp độ 2: các hư hỏng phát hiện nhiều hơn so với các biến dạng kể trên nhưng không quá 2 lần. Ở cấp độ này, rack kệ nên được bảo dưỡng càng sớm càng tốt.

  • Cấp độ 3: các hư hỏng được phát hiện nhiều hơn 2 lần so với các biến dạng kể trên. Ở cấp độ này, bạn nên thay thế rack kệ bị hư hỏng.

Bước 3: Thay thế vị trí hư hỏng

bao-duong-rack-ke-trong-kho-3
Thực hiện thay thế vị trí ở rack kệ

Ở bước này, bạn thực hiện những công việc đã xác định được ở bước 2. Đối với vị trí không cần thay thế, bạn tiến hành cố định lại chắc chắn, bôi trơn vị trí quá chặt. Đối với vị trí cần thay thế, bạn mua phụ kiện tương ứng. Có 4 vị trí cần thay thế: thay thế thanh dầm, hay thế khung bảo vệ, thay thế khung giằng chéo và thay thế giá đỡ thẳng đứng.

Bước 4: Thử tải

Bạn chỉ cần thực hiện bước này nếu thay thế những bộ phận quan trọng. Ở bước này, bạn tiến hành chất hàng thử tải toàn hệ thống. Bạn đo lại các thông số (độ võng, độ nghiêng,..) rồi so sánh với tiêu chuẩn. Cuối cùng là đưa ra kết luận.

Bước 5: Đánh giá kết quả thử tải

Mọi thao tác của quá trình thử tải sẽ được ghi đầy đủ vào biên bản. Hệ thống thử tải làm việc bình thường trong thời gian 7 ngày sẽ được đưa vào vận hành.

Trên đây là hướng dẫn bảo dưỡng rack kệ trong khoV-Box muốn gửi đến bạn. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích.

Viết một bình luận