Kho tiền chế: Khái niệm, ưu – nhược điểm và lưu ý quan trọng

Kho tiền chế là một công trình lưu trữ và bảo quản hàng hóa phổ biến cho nhiều doanh nghiệp lớn và nhỏ hiện nay. Loại kho này có những ưu điểm và mặt hạn chế nào cần lưu ý? Cùng V-Box theo dõi ngay bài viết sau đây để có góc nhìn trực quan về loại kho tiền chế này nhé!

Kho tiền chế là gì?

Kho tiền chế còn được gọi là nhà tiền chế. Đây là một công trình quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp, công ty sản xuất hàng hóa lớn nhỏ. Loại kho này được chế tạo từ vật liệu sắt thép và lắp đặt theo đúng kiến trúc và kỹ thuật được quy định sẵn. Kho tiền chế giữ vai trò quan trọng trong việc lưu trữ và giúp doanh nghiệp bảo quản, quản lý nguyên vật liệu, sản phẩm, thiết bị trong quá trình vận hành nhà máy.

kho-tien-che (1)
Kho tiền chế là gì?

Loại kho xưởng này có khả năng chịu được trọng tải lớn, linh hoạt công năng và tận dụng tối đa diện tích để làm nhà kho. Kho tiền chế được hoàn thiện qua 2 giai đoạn chính đó là gia công linh kiện và lắp ráp tại công trình.

Ưu và nhược điểm của kho tiền chế

Ưu điểm

Kết cấu nhà kho gọn nhẹ

Việc chế tạo từ các vật liệu siêu nhẹ đã giúp hạn chế tối đa tải trọng lên công trình. Đồng thời, ưu điểm này còn giúp người dùng tận dụng được tối đa vật liệu phụ để giảm thiểu lượng rác thải ra ngoài môi trường

Tiết kiệm chi phí

Kho tiền chế được xem là một trong những giải pháp lưu trữ hàng hóa giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa ngân sách. Thông thường, chi phí xây dựng công trình bằng vật liệu sắt thép ít hơn so với bê tông nhờ việc tiết kiệm và tận dụng các nguyên vật liệu phụ.

Thi công nhanh

Các linh kiện thi công kho tiền chế bằng sắt thép được chế tạo sẵn theo thiết kế và kích thước quy định sẵn. Khi thi công tại hiện trường, công nhân chỉ cần lắp ghép chúng lại theo bản vẽ. Điều này giúp rút ngắn tối đa thời gian thi công kho tiền chế.

Xem thêm: Bảng giá dịch vụ cho thuê kho bãi

Dễ mở rộng diện tích kho chứa

Kho tiền chế linh hoạt hơn nhà kho được làm từ bê tông cốt thép bởi tính cơ động trong vận chuyển và lắp ghép. Khi cần nâng cấp hoặc mở rộng, người thi công chỉ cần khoan lỗ, bắt bulong theo kết cấu mới để gắn liền các bộ phận linh kiện lại với nhau.

kho-tien-che-2
Dễ mở rộng diện tích kho tiền chế

Có khả năng chống ẩm mốc cao

Với chất liệu thi công cách nước tốt kèm theo hệ thống mái nối đứng, diềm mái, kho tiền chế có khả năng thoát nước tốt. Từ đó chống chịu ẩm mốc cho hàng hóa hiệu quả.

Nhược điểm

Khả năng chịu nhiệt thấp

Mặc dù kho tiền chế được thi công từ thép chịu nhiệt nhưng ở nhiệt độ khoảng 500 đến 600 độ C, thép có thể giảm độ bền và trở nên mềm dẻo. Thông thường, các kỹ sư thường phủ thêm lớp vật liệu chống cháy để tăng cường khả năng chịu nhiệt cho kho xưởng.

Vật liệu dễ ăn mòn

Trong điều kiện thời tiết nóng ẩm như khí hậu tại Việt Nam, vật liệu thép khó tránh khỏi tình trạng bị ăn mòn và gỉ sắt. Do đó, để bảo vệ các ống thép, người ta thường sơn một lớp sơn bao phủ ở bên ngoài.

Chi phí bảo dưỡng kho tiền chế khá cao

Để hạn chế những nhược điểm nêu trên, các nhà kho tiền chế phải cần bảo dưỡng và bảo trì thường xuyên để tránh tình trạng gỉ sắt, ăn mòn và chịu nhiệt. Các hoạt động bảo dưỡng đòi hỏi các các doanh nghiệp phải dành ra một khoản ngân sách chi trả nhất định.

Các loại kho tiền chế phổ biến hiện nay

Có 4 loại kho tiền chế phổ biến được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

  • Kho tiền chế dân dụng: Loại kho này không chỉ để lưu trữ mà còn được dùng làm nhà ở. Với mẫu mã đa dạng, chi phí thi công rẻ và thời gian lắp ráp nhanh chóng, kho tiền chế dân dụng được không ít người sử dụng hiện nay.

  • Kho tiền chế công nghiệp bao gồm các nhà xưởng, kho bãi lưu hàng lớn.

kho-tien-che-3
Các loại kho tiền chế phổ biến nhất
  • Kho tiền chế thương mại gồm các cửa hàng tiện lợi, siêu thị hoặc trung tâm thương mại,…

  • Kho tiền chế quân sự: Loại kho này được dùng vào các mục đích quân sự như doanh trại, nơi bảo quản thiết bị,…

Thông số kỹ thuật của kho tiền chế

  • Chiều cao được tính bằng khoảng cách từ chân nền đến điểm giao nhau giữa tường và mái tôn.

  • Chiều dài được tính bằng khoảng cách giữa 2 mép tường kho đối diện với nhau.

  • Chiều rộng: khoảng cách của độ dài mép tường bên này đến độ dài mép tường bên kia.

  • Độ dốc mái kho: Đây là yếu tố quyết định đến việc nhận áp lực trực tiếp từ mưa. Để đảm bảo nước mưa không đọng lại trên mái tôn và gây ra tình trạng thấm nước, chủ đầu tư và đơn vị thi công cần chọn tỉ lệ hợp lý nhất. Con số phổ biến thường được sử dụng là tỷ lệ 15%.

Hy vọng những thông tin quan trọng về nhà kho tiền chế mà chúng tôi vừa chia sẻ có thể giúp bạn có cái nhìn trực quan về loại kho này trước khi xây dựng. Để giải quyết những bài toán về lưu trữ hàng hóa và lưu thông hàng hiệu quả, hãy liên hệ V-Box để nhận tư vấn ngay hôm nay nhé!

Viết một bình luận