Chi phí lưu kho là gì? Các loại chi phí lưu kho thông dụng

Chi phí lưu kho là điều quan trọng mà tất cả các doanh nghiệp sản xuất và thương mại đều quan tâm. Bài viết này là nơi sẽ giúp bạn khám phá các loại phí lưu kho và các cách tính toán chi tiết loại phí này. Hãy cùng theo dõi nhé!

Phí lưu kho là gì?

Chi phí lưu kho được hiểu là mức phí để doanh nghiệp được phép sử dụng dịch vụ lưu kho hàng hóa. Các đơn vị cung cấp dịch vụ lưu kho sẽ chịu trách nhiệm đưa ra các quy định về việc lưu kho tính phí hay miễn phí, dựa trên đơn giá nhất định.

Hiện nay, chi phí lưu kho trung bình trên thị trường sẽ nằm trong khoảng từ 1.500 – 3.000đ/kg mỗi ngày, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Người ta có thể sẽ căn cứ vào diện tích, mục đích sử dụng, số lượng hàng hóa hoặc những yêu cầu đặc thù phải đáp ứng,… để tính toán ra mức chi phí lưu kho phù hợp.

chi-phi-luu-kho-1
Tìm hiểu về khái niệm phí lưu kho

Cấu thành chi phí lưu kho

Chi phí lưu kho hiện nay được cấu thành chủ yếu dựa trên 3 yếu tố, bao gồm:

  • Chi phí lưu trữ hàng hóa được tính theo đơn vị cụ thể.

  • Chi phí quản lý bao gồm chi phí bảo quản, chi phí nhân sự và theo dõi hàng hóa.

  • Chi phí cho cơ sở vật chất kho

Ngoài ra, các chi phí khác như bốc xếp, phân loại, bảo quản hay vận chuyển đều được tính riêng tùy trên yêu cầu của các doanh nghiệp và tính chất đặc thù của hàng hóa. Các chi phí này sẽ được tách biệt với bảng chi phí lưu kho của các đơn vị cung cấp dịch vụ.

Xem thêm: Bảng giá dịch vụ cho thuê kho bãi

Các loại chi phí lưu kho và cách tính thông dụng

1. Tính theo Pallet

Tính chi phí lưu kho theo Pallet sẽ phù hợp với các loại mặt hàng có cùng kích thước và được lưu theo từng kiện hàng cố định. Như vậy, doanh nghiệp sẽ phải tự chất hàng hóa lên Pallet rồi mới chuyển đến kho lưu trữ đã thuê để nhanh chóng tự tính được chi phí lưu kho theo báo giá đơn vị. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp có yêu cầu chuyển hàng tới kho trước rồi mới xếp lên Pallet thì cũng có thể nhưng phải chịu thêm phụ phí.

2. Tính theo thể tích

Tính chi phí lưu kho theo thể tích được hiểu là việc tính phí theo không gian mà hàng hóa chiếm giữ dựa vào tiêu thức dài x rộng x cao. Với phương pháp tính này, người ta có thể tiết kiệm được chi phí bằng cách thu hẹp không gian lưu trữ khi chất chồng hàng hóa lên nhau.

3. Tính theo diện tích

Tính chi phí lưu kho theo diện tích được hiểu là các đơn vị cho thuê sẽ dựa vào phần diện tích sàn mà hàng hóa chiếm giữ để tính phí (dài x rộng). Đây là hình thức tính phí được sử dụng phổ biến, phù hợp với các loại hàng hóa có khối lượng, kích thước lớn và không thể chất chồng lên nhau như tủ lạnh, đồ nội thất,…

chi-phi-luu-kho-2
Tính chi phí lưu kho theo diện tích hàng hóa chiếm đóng

Người ta sẽ đưa ra đơn giá theo mét vuông, sau đó nhân với diện tích toàn bộ hàng hóa để ra được tổng chi phí lưu kho. Doanh nghiệp khi sử dụng phương pháp tính này sẽ được thuê một phần diện tích cố định và sắp xếp hàng hóa vào phần diện tích đó cho phù hợp là được. Doanh nghiệp nên tính toán vừa đủ diện tích cần thiết để tránh còn lại không gian thừa, gây lãng phí.

4. Tính theo thùng hàng

Cách tính chi phí lưu kho theo thùng hàng được đánh giá là khá đơn giản, vì người thuê chỉ cần lấy đơn giá quy định rồi nhân với tổng số thùng hàng để ra kết quả cuối cùng. Như vậy, với cách tính này, các kiện hàng phải được đóng gói cố định và đồng bộ với hồ sơ lưu trữ.

Tất nhiên, các kiện hàng này cũng phải có cùng kích thước và khối lượng để việc tính toán được dễ dàng hơn. Trường hợp có nhiều kiện hàng có kích thước hoặc khối lượng khác nhau thì người ta phải phân loại rồi mới tính chi phí lưu kho theo từng đơn vị cụ thể.

5. Tính theo lượng hàng

Kho lưu trữ cũng sẽ có các loại hàng hóa là máy móc cồng kềnh, có kích thước lớn,… nên khó để xác định được không gian mà chúng chiếm giữ. Vì thế, người ta có thể sẽ sử dụng phương pháp tính chi phí lưu kho theo số lượng hàng để giảm bớt được chi phí và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người thuê.

6. Tính phí tự quản

Hình thức kho tự quản có lẽ đã không còn quá xa lạ, giúp các doanh nghiệp có thể tự do bố trí, xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa,… theo nhu cầu. Với hình thức này, bên cho thuê sẽ tính chi phí lưu kho theo cơ sở vật chất bàn giao và các dịch vụ yêu cầu đi kèm như điện nước, an ninh,… Đây sẽ là hình thức phù hợp với các doanh nghiệp lớn và có yêu cầu bảo mật cao.

chi-phi-luu-kho-3
Tính chi phí lưu kho theo hình thức tự quản

Như vậy, trên đây là thông tin về các loại chi phí lưu kho thông dụng nhất hiện nay. Nếu bạn muốn biết thêm các thông tin liên quan khác, hãy theo dõi ngay các bài viết tiếp theo của V-Box Self Storage nhé!

Viết một bình luận